» NẠP ĐẦU X2 - DA88

Ai là thủ môn hay nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam?

 19/04/2020 16:43

Lịch sử bóng đá Việt Nam từng sản sinh ra rất nhiều thủ môn xuất sắc, có thể kể đến những cái tên như Hà Bôn, Trần Văn Khánh, Dương Hồng Sơn hay hiện tại là Đặng Văn Lâm.

>> [HOT] - LU88 - SIÊU HOÀN TRẢ CƯỢC THỂ THAO - PHÁT LỘC GIỜ VÀNG MỖI NGÀY - NẠP ĐẦU x200%.
Xuân Trường và thầy Park tham gia vào cuốn sách bóng đá mới với vai trò gì?
Luiz Felipe Scolari nói gì về khả năng trở thành đối thủ của HLV Park Hang-seo?
Quang Hải sẽ thất bại khi ra nước ngoài thi đấu
Sài Gòn FC trả lời về tin đồn mua Văn Lâm giá 1,2 triệu USD
AFF Cup 2020 giữ nguyên thể lệ thi đấu, Việt Nam tránh Thái Lan ở vòng bảng
Văn Hậu đếm ngược ngày chia tay Heerenveen
Đoàn Việt Cường - Nhà vô địch AFF Cup 2008 'hồi sinh' ở tuổi 35
Trương Việt Hoàng chưa phải là HLV giỏi nhất V-League 2020
Nhận định Cosenza Calcio 1914 vs Empoli, 21h00 ngày 4/1
Nhận định Venezia vs Pisa, 21h00 ngày 4/1
Nhận định Ascoli vs Reggina, 23h00 ngày 4/1
Nhận định Palestino vs Curico Unido, 20h30 ngày 4/1
Nhận định Sahab vs Al Ramtha, 21h00 ngày 4/1
Nhận định Lecce vs Monza, 22h00 ngày 4/1
Nhận định Volos NFC vs Atromitos Athens, 22h15 ngày 4/1

Những thủ môn xuất sắc của bóng đá Việt Nam

Đặng Văn Lâm là thủ môn số 1 của ĐT Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đây là điều không cần phải bàn cãi. Thủ thành có bố người Việt, mẹ người Nga đã cùng ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, vào tứ kết Asian Cup 2019 và đang thi đấu vô cùng tuyệt vời ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.

Một thủ môn khác từng vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam là Dương Hồng Sơn. So sánh Hồng Sơn với Văn Lâm, giới chuyên môn thậm chí còn đánh giá người gác đền xứ Nghệ cao hơn nhờ tài chỉ huy hàng thủ. Hồng Sơn là cầu thủ xuất sắc nhất AFF Cup 2008, cùng năm anh trở thành thủ môn đầu tiên trong lịch sử giành Quả bóng vàng Việt Nam.

Trước thời Dương Hồng Sơn, vị trí gác đền trong đội hình đội tuyển Việt Nam có nhiều cái tên khác tạo được chỗ đứng trong lòng người hâm mộ như Nguyễn Thế Anh, Trần Minh Quang, Võ Văn Hạnh... Tuy không có những danh hiệu như AFF Cup hay SEA Games để làm bảo chứng nhưng tài năng họ vẫn luôn được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Xa hơn, trở về những năm 60, 70 của thế kỷ trước, thế hệ ông cha của chúng ta có những tượng đài ở vị trí thủ môn như Hà Bôn, Trần Văn Khánh. Thủ môn Trần Văn Khánh được đào tạo bởi Achimov (Con hổ xám trong khung thành) - cựu thủ thành số 1 Liên Xô. Khoảng 50 năm trước, người hâm mộ bóng đá Việt Nam hay nói "bay như Khánh, đánh như Kim".

Nhưng ít ai biết được rằng, thần tượng của cựu thủ thành Thể Công chỉ là một người gác đền cao 1m65 - Hà Bôn. Thủ môn Trần Văn Khánh kể, từ bé  ông đã rất ngưỡng mộ Hà Bôn, từng âm thầm, lén lút trốn nhà tới sân Long Biên để được ngắm… Hà Bôn bay lượn. Phong cách bắt bóng hào hoa của Trần Văn Khánh sau này cũng chịu ảnh hưởng khá lớn bởi phong cách của "con vượn Thuế vụ" - biệt danh của Hà Bôn.

Ai mới là thủ môn số 1 lịch sử bóng đá Việt Nam?

Trong số những người xuất sắc sắc luôn phải có một người giỏi nhất. Hồng Sơn hay Đặng Văn Lâm đã có thể coi là thủ môn số 1 Đông Nam Á song tên tuổi của họ trên bình diện châu Á có lẽ vẫn còn chưa lớn. Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, chỉ có 1 thủ môn được công nhận là "Đệ nhất thủ môn châu Á"...

...ông là "lưỡng thủ vạn năng" Phạm Văn Rạng. Có giai thoại kể rằng, thủ môn Phạm Văn Rạng từng cản phá thành công 3 quả phạt đền của "Vua bóng đá" Pele. Nhiều người hồ nghi vì không có thông tin chính thống kiểm chứng nhưng chuyện "lưỡng thủ vạn năng" góp mặt trong chiến thắng 2-1 của đội các ngôi sao châu Á trước CLB Chelsea vào năm 1966 là hoàn toàn có thật.

Năm đấy, thủ môn Phạm Văn Rạng đã 32 tuổi nhưng vẫn được mời vào đội tuyển ngôi sao châu Á do "cầu vương" Lý Huệ Đường làm HLV trưởng. Chelsea chơi tấn công áp đảo nhưng chung cuộc vẫn phải nhận thất bại vì liên tục bị "lưỡng thủ vạn năng" từ chối các cơ hội ghi bàn mười mươi.

Trưởng thành từ bóng đá học đường nhưng thủ môn Phạm Văn Rạng đã sớm được chú ý cùng những pha bay lượn như chim trong khung thành từ thời trung học. Ông được gọi vào đội tuyển khi mới 17 tuổi và tạo nên tiếng vang toàn châu Á khi tham dự SEAP Games (tiền thân của SEA Games) các năm 1959, 1963, 1965; Á vận hội 1958 và 1962, Cúp Merdeka (Malaysia) từ năm 1958 đến năm 1962.

Thành tích của "lưỡng thủ vạn năng" trong lịch sử thì chưa một thế hệ con cháu nào bì kịp. Ông giành huy chương vàng SEAP Games 1959, huy chương đồng SEAP Games 1963 và 1965, Á quân giải châu Á 1958 và 1962; được AFC đánh giá là thủ môn số một châu Á.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất sắc đánh bại Thái Lan, tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Đông Nam Á
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024
Đội tuyển Việt Nam tập trung chuẩn bị AFF Cup: Vắng Công Phượng, Ngọc Hải
Tuyển futsal Việt Nam nhảy vọt trên bảng xếp hạng FIFA dù thua Indonesia
Thất bại trước Indonesia, futsal Việt Nam lỡ cơ hội giành chức vô địch lịch sử
Lịch sử đối đầu futsal Việt Nam gặp Indonesia trước chung kết futsal Đông Nam Á
Trận chung kết futsal Việt Nam vs Indonesia diễn ra khi nào, ở đâu?
Xác định 16 đội dự giải U17 châu Á: Cơ hội lớn dự World Cup cho U17 Việt Nam
Được U17 Myanmar trợ giúp, U17 Việt Nam giành vé dự giải châu Á
Kịch nào giúp U17 Việt Nam giành vé dự giải châu Á