Những điểm nóng định đoạt trận Hà Lan vs Mỹ, 22h ngày 3/12
Hà Lan vs Mỹ: Nhận diện những điểm nóng có thể ảnh hưởng tới kết quả và tỷ số trận Hà Lan vs Mỹ (22h00 ngày 3/12, vòng 1/8 World Cup 2022).
XEM THÊM: Nhận định bóng đá - Soi kèo nhà cái chuẩn xác
TOP nhà cái uy tín nhất hiện nay 2024
Những điểm nóng định đoạt trận Hà Lan vs Mỹ
Hà Lan tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội dẫn đầu bảng A. Cơn lốc màu da cam bất bại cả 3 trận vòng bảng: thắng 2, hòa 1. Hai chiến thắng của Hà Lan lần lượt diễn ra trước Senegal và Qatar, với cùng tỷ số 2-0. Trận còn lại, Frenkie de Jong cùng đồng đội hòa Ecuador với tỷ số 1-1.
Mỹ vào vòng 1/8 với tư cách đội xếp thứ 2 bảng B. Đội tuyển tới từ xứ sở cờ hoa cũng bất bại cả 3 trận vòng bảng. Christian Pulisic cùng đồng đội lần lượt hòa Xứ Wales (1-1), Anh (0-0) trước khi đánh bại Iran với tỷ số 1-0.
Không quá khó để đưa ra nhận định về thế trận của màn so tài này: Hà Lan chủ động tấn công còn Mỹ ưu tiên cho việc phòng ngự. Nhưng Cơn lốc màu da cam sẽ triển khai bóng ra sao để ‘khoan phá’ hệ thống phòng ngự của đội tuyển tới từ xứ cờ hoa? Mỹ có thể trụ vững trước khi chờ thời cơ ‘kết liễu’ Hà Lan? Dưới đây là những ‘điểm nóng’ hứa hẹn định đoạt cục diện trận đấu.
1. Memphis Depay
Hà Lan đã đánh bại Senegal nhưng chiến thắng ấy mang nhiều dấu ấn của các cá nhân: Cody Gakpo và Davy Klaassen. Cơn lốc màu da cam trên thực tế tỏ ra bế tắc trong phần lớn thời gian. Điều tương tự xảy ra ở trận hòa Ecuador khi Hà Lan gần như để đại diện của khu vực Nam Mỹ ‘bắt bài’.
Memphis Depay trở lại và đá chính trước Qatar, Hà Lan lập tức thi đấu khởi sắc hơn đáng kể. Qatar dĩ nhiên chưa thể sánh với Senegal hay Ecuador nhưng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của Memphis. Ngay cả khi anh không ghi bàn hay kiến tạo, lối chơi của Cơn lốc màu da cam vẫn đa dạng và giàu đột biến hơn khi có anh.
Vấn đề đặt ra: HLV Louis van Gaal sẽ sử dụng Memphis ngay từ đầu hay ‘để dành’ cho hiệp 2? Cựu ‘thuyền trưởng’ của MU và Barcelona nhiều khả năng lựa chọn việc điền tên Memphis vào đội hình xuất phát. Điều này hứa hẹn khiến Cơn lốc màu da cam trở nên ‘đáng xem’ hơn.
2. Christian Pulisic kịp trở lại?
Việc Christian Pulisic có thể ra sân hay không hứa hẹn ảnh hưởng lớn tới cơ hội vào tứ kết của Mỹ. Đây là cầu thủ quan trọng bậc nhất trong hành trình đội tuyển tới từ xứ cờ hoa chinh phục vòng bảng World Cup 2022. Mỹ chỉ ghi được 2 bàn thắng và cả 2 đều có dấu giày của Pulisic: 1 lần trực tiếp lập công, 1 kiến tạo.
Pulisic gặp vấn đề về xương chậu và phải rời sân ngay sau khi hiệp 1 trận đấu với Iran. Ngôi sao thuộc biên chế CLB Chelsea thừa nhận bản thân có thể ra sân vào thứ Bảy. Tuy nhiên, khả năng này có thể thành hiện thực hay chỉ đơn giản chỉ là lời mang tính trấn an người hâm mộ?
Mặt khác: ngay cả khi Pulisic điều kiện thi đấu thi HLV Gregg Berhalter có ‘dám’ điền tên anh vào đội hình xuất phát. Cần nhớ rằng Mỹ ưu tiên hơn cho việc phòng ngự. Ông Berhalter nhiều khả năng cất Pulisic trên ghế dự bị và đưa anh vào sân khi cần tăng cường ‘hỏa lực’.
3. Cody Gakpo
Không còn nghi ngờ gì nữa, Cody Gakpo là một trong những cầu thủ gây ấn tượng nhất giai đoạn vòng bảng World Cup 2022. Cả 3 trận anh đều ghi bàn và nếu không có những pha lập công ấy, chưa biết điều gì sẽ xảy ra với Hà Lan.
Tốc độ, dứt khoát và chính xác là những tính từ mô tả chân thực nhất màn thể hiện của tiền đạo thuộc biên chế CLB PSV tại Qatar. Theo kèm, ngăn chặn một cầu thủ như vậy trở thành thách thức với bất kỳ hàng phòng ngự nào.
Sự trở lại của Memphis đồng nghĩa với việc Cody Gakpo càng có nhiều không gian hơn để ‘tỏa sáng’. Pha lập công của Gakpo trước Qatar hội tụ mọi phẩm chất tốt nhất của anh nhưng cũng có đóng góp đáng kể từ Memphis. Memphis chủ động di chuyển để tiền đạo 23 tuổi xộc thẳng vào vòng cấm địa đối phương và tạo ra sự khác biệt.
4. Frenkie de Jong
Frenkie de Jong chưa khẳng định được ‘chỗ đứng’ ở Barcelona nhưng mọi thứ khác hẳn khi anh khoác lên mình màu áo ĐT Hà Lan. De Jong thực sự quan trọng trong cách Cơn lốc màu da cam triển khai bóng. Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ kéo bóng và thực hiện những đường chuyền mang tính điều tiết, ngôi sao 25 tuổi còn để lại dấu ấn cụ thể.
Anh kiến tạo để Cody Gakpo phá vỡ thế bế tắc trước Senegal. Tới trận đấu với Qatar, De Jong chính là cầu thủ ấn định chiến thắng.
Theo kèm De Jong vì thế trở thành yêu cầu tối quan trọng của Mỹ nếu muốn ngăn Hà Lan tạo ra thế trận tích cực. Nếu làm được điều này, đội tuyển tới từ xứ sở cờ hoa sẽ hạn chế được đáng kể khả năng Cơn lốc màu da cam tạo ra cơ hội. Và ngược lại…
5. Băng ghế dự bị
Tại World Cup 2022, mỗi đội được đăng ký tới 26 cầu thủ chứ không phải 23 như thường lệ. Vì vậy, lựa chọn của các huấn luyện viên từ băng ghế dự bị trở nên phong phú hơn.
Cả 2 bàn thắng của Nhật Bản trong chiến thắng ngược với tỷ số 2-1 trước Đức đều do các cầu thủ dự bị (Doan Ritsu và Asano Takuma thực hiện). Cả hai bàn trong trận hòa với tỷ số 1-1 giữa Đức và Tây Ban Nha đều tới từ cầu thủ vào sân thay người (Alvaro Morata - Tây Ban Nha và Niclas Frullkrug - Đức)…
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của những ‘phương án B’ tại giải đấu đang diễn ra trên đất Qatar. Về chất lượng đội ngũ cầu thủ dự bị, Hà Lan có phần thắng thế. Đây có thể coi là một ‘điểm cộng’ cho đội tuyển từng 2 lần vào tới trận chung kết World Cup ở màn thư hùng vào thứ Bảy (3/12).
Tags (Từ khóa): Hà Lan Mỹ Hà Lan vs Mỹ điểm nóng Hà Lan vs Mỹ nhận định Hà Lan vs Mỹ dự đoán Hà Lan vs Mỹ điểm nóng World Cup
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Lịch thi đấu bóng đá Ngoại Hạng Anh
Lịch thi đấu bóng đá La Liga
Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 Châu Âu
Lịch thi đấu bóng đá Cúp C2 Châu Âu
Lịch thi đấu bóng đá Bundesliga
Lịch thi đấu bóng đá Serie A
Lịch thi đấu bóng đá Ligue 1
Lịch thi đấu bóng đá UEFA Nations League
Ngày 18/12/2022
Ngày 17/12/2022
Ngày 15/12/2022
Ngày 14/12/2022
Ngày 11/12/2022
Ngày 10/12/2022
Ngày 09/12/2022
Ngày 07/12/2022
Ngày 06/12/2022
XH Tuyển QG +/- Điểm
1 Argentina -5 1883
2 Pháp 7 1859
3 Tây Ban Nha 7 1844
4 Anh -9 1807
5 Braxin 12 1784
6 Bỉ -6 1761
7 Bồ Đào Nha 0 1752
8 Hà Lan -11 1748
9 Ý 3 1729
10 Colombia -14 1724
119 Việt Nam 0 1161
XH Tuyển QG +/- Điểm
1 USA (W) 60 2076
2 England (W) 0 2023
3 Spain (W) -78 2021
4 Germany (W) -4 2014
5 Sweden (W) -8 1986
6 Canada (W) 30 1982
7 Japan (W) -1 1974
8 Brazil (W) 21 1970
9 North Korea (W) 0 1944
10 France (W) -91 1938
37 Vietnam (W) 0 1611